Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp (P5)

Sau đây là loạt bài viết về Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp.

Mời quý vị xem tiếp Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 6

41. Nếu tôi được bảo lãnh diện người thân trực hệ thì tôi hội đủ điều kiện xin visa K-3 phải không?
Trả lời:
Không hẳn như vậy. Để có thể nộp đơn xin visa K-3, đơn bảo lãnh của bạn phải chưa được Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận.

42. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị từ chối visa di dân? Tôi có thể xin visa K-3 hay K-4 không?
Trả lời:
Không. Nếu bạn đã nộp đơn xin visa di dân và đã bị từ chối thì bạn không hội đủ điều kiện xin visa diện K.

43. Tại sao nhân viên lãnh sự không lấy tất cả giấy tờ của tôi? Tôi có trình tất cả ở nơi cửa sổ.
Trả lời:
Nhân viên lãnh sự sẽ thỉnh thoảng đưa giấy từ chối yêu cầu đương đơn nộp những giấy tờ mà đương đơn đã mang theo trong ngày phỏng vấn. Điều này xảy ra vì đương đơn cũng cần phải cũng cần phải cung cấp những thông tin khác mà đương đơn không có sẵn trong ngày phỏng vấn và nhân viên lãnh sự muốn duyệt xét tất cả cùng một lúc ở một thời điểm khác vì lý do hoặc là đương đơn gặp khó khăn trong việc tìm giấy tờ nhanh chóng hoặc là thông tin cung cấp ở dạng không thể lưu giữ ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán (thí dụ như một tập ảnh khổ lớn).

44. Tôi phải làm gì để có thể theo dõi hồ sơ bị gửi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)?
Trả lời:
Hồ sơ bị gửi trờ lại cho USCIS sẽ được gửi trở lại cho văn phòng nơi đã nhận đơn bảo lãnh lúc ban đầu. Thông thường, một vài tháng sau ngày phỏng vấn, văn phòng đó sẽ liên hệ với người bảo lãnh. Thời gian chờ đợi có thể lâu hơn tùy theo số lượng hồ sơ tồn đọng. Lúc đó, người bảo lãnh sẽ được yêu cầu bổ sung thông tin cho USCIS. Sau khi hồ sơ bị gửi trở lại cho USCIS, Bộ phận di dân thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM sẽ không làm gì khác thêm cả.

45. Tại sao cuộc phỏng vấn của tôi quá ngắn? Nhân viên lãnh sự chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi.
Trả lời:
Nhân viên lãnh sự được tham khảo nhiều thông tin liên quan đến mỗi hồ sơ ngay trước khi đương đơn đến trình diện tại cửa sổ. Thông tin thâu lượm được trong cuộc phỏng vấn chỉ là một phần của những chứng từ được xem xét bởi mỗi nhân viên lãnh sự. Do thời gian eo hẹp, cuộc phỏng vấn phải diễn ra một cách mau chóng. Do đó, nhân viên lãnh sự được huấn luyện để chỉ đặt những câu hỏi mà họ cảm thấy thích hợp trực tiếp cho quyết định cấp visa của họ hay không.

46. Tôi được nhân viên lãnh sự cho biết tôi không đủ điều kiện để được cấp visa do lý do tôi có thể là gánh nặng xã hội, nhưng lợi tức của người bảo lãnh / người đồng bảo trợ của tôi trên bảng qui định mức độ nghèo khó. Tại sao tôi không đủ tiêu chuẩn?
Trả lời:
Luật ủy thác cho nhân viên lãnh sự xem xét toàn bộ hoàn cảnh khi quyết định một đương đơn không hội đủ điều kiện để được cấp visa vì lý do có thể là gánh nặng xã hội. Lợi tức chỉ là một trong những tiêu chuẩn mà nhân viên lãnh sự phải xem xét. Những tiêu chuẩn khác bao gồm sức khỏe, tuổi tác, trình độ giáo dục, kinh nghiệm việc làm, khả năng ngoại ngữ và hoàn cảnh gia đình của đương đơn. Do đó, không có điều gì lạ lùng khi có những đương đơn bị từ chối visa mặc dù lợi tức của người bảo lãnh trên bảng qui định mức độ nghèo khó. Để có thể khắc phục được vấn đề này, đương đơn có thể hoặc là tìm một người đồng bảo trợ đáng tin cậy với đủ lợi tức và tài sản hoặc là chứng minh rằng tình trạng tài chánh đã thay đổi kể từ ngày phỏng vấn.

47. Hộ chiếu có dấu visa còn hiệu lực của tôi đã hết hạn. Tôi đã đổi hộ chiếu mới. Tôi có cần xin lại visa không?
Trả lời:
Nếu hộ chiếu có dấu visa của bạn đã hết hạn, visa trên hộ chiếu cũ vẫn còn có thể sử dụng được. Bạn phải trình cả hộ chiếu cũ lẫn hộ chiếu mới ở cửa khẩu. >br />
Xin lưu ý là nếu lúc hủy hộ chiếu cũ, Cục quản lý xuất nhập cảnh vô ý làm hư visa di dân, visa đó sẽ không còn hiệu lực và không thể sử dụng để nhập cảnh vào Mỹ. Trong trường hợp này, xin bạn mang hộ chiếu và visa của bạn lại Lãnh sự quán với một lá thư giải thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mặc dù sẽ không có vấn đề gì trong việc cấp lại visa, nhưng bạn có thể bị đóng lại lệ phí visa.

48. Người hôn phối hay/và cha mẹ của tôi đã di dân qua Mỹ. Tôi có tên trong đơn bảo lãnh, nhưng tôi chọn ở lại Việt Nam. Làm thế nào để tôi biết tôi có thể đi theo qua sau không?
Trả lời:
Người hôn phối và con độc thân của một người đã di dân qua Mỹ trước đó có thể được quyền xin visa di dân sau. Nếu bạn muốn biết bạn có đủ tiêu chuẩn để theo qua sau không, xin bạn gửi bản sao của thẻ thường trú nhân, của mẫu I-551 hay của những trang hộ chiếu của đương đơn chính có ghi ngày đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ với tư cách người di dân. Xin bạn gửi cả bản sao giấy khai sinh hay/và giấy kết hôn. Tất cả những giấy tờ đó phải kèm với đơn xin ghi rõ tên họ, địa chỉ và số điện thoại của những đương đơn. Sau khi quyết định rằng bạn đủ điều kiện theo qua sau, Bộ phận thị thực di dân sẽ liên hệ với bạn và hướng dẫn bạn cách xin visa.

49. Tôi có một hồ sơ bảo lãnh cho tôi. Bây giờ tôi có con. Tôi có thể thêm tên con tôi trong hồ sơ không? Tôi phải làm gì nếu tôi sanh con sau khi được cấp visa di dân?
Trả lời:
Nếu cha hay mẹ của trẻ là công dân Mỹ, trẻ có thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước. Nếu trẻ không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước, trẻ có thể được hưởng qui chế đi kèm trong hồ sơ bảo lãnh của bạn. Bạn phải thông báo cho National Visa Center hay cho Bộ phận thị thực di dân tùy theo hồ sơ của bạn còn ở National Visa Center hay đã chuyển cho Lãnh sự quán.

Trẻ sanh sau ngày cấp visa có thể theo cha mẹ vào Mỹ không cần visa. Để theo cha mẹ với visa của cha mẹ, trẻ là người không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước và cả đương đơn có visa lẫn trẻ phải đi cùng nhau trong thời gian hiệu lực của visa. Bạn cần chuẩn bị để nộp cho nhân viên di trú ở cửa khẩu khai sanh của trẻ có ghi tên họ cha mẹ (cùng với bản dịch tiếng Anh). Bạn cũng phải có hộ chiếu của trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét