Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

CƠ HỘI VIỆC LÀM

CÔNG TY LUẬT PHAN NGUYÊN hiện đang cần tuyển 1 nhân viên nữ.

_ Yêu cầu:
+ Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ hoặc chuyên ngành tương đương.
+ Thông thạo tiếng Anh, có khả năng dịch thuật.
+ Chăm chỉ, nhiệt tình với công việc.

_ Lương: Thỏa thuận.

Hồ sơ xin nộp trực tiếp tại: 63 TRẦN QUỐC TOẢN, QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
Số điện thoại liên hệ: 2487171 - 2465888
 Hạn nộp hồ sơ đến ngày 10 tháng 11 năm 2014.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Lịch VISA Các Diện F - Tháng 11/2014

Diện Bảo Lãnh
Vietnam
China
India
Mexico
Philippines
F1
2007-6-8
2007-6-8
2007-6-8
1994-7-8
2004-11-1
F2A
2013-3-1
2013-3-1
2013-3-1
2012-9-22
2013-3-1
F2B
2008-1-1
2008-1-1
2008-1-1
1994-9-8
2004-1-1
F3
2003-12-8
2003-12-8
2003-12-8
1993-11-1
1993-6-8
F4
2002-2-8
2002-2-8
2002-2-8
1997-2-15
1991-5-1

Green Card Category Codes:

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Thuật ngữ Di trú

Approved date: Ngày chấp thuận.
Ngày USCIS chấp thuận đơn bảo lãnh I-130. 
Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển qua NVC, đồng thời USCIS sẽ gửi một thư thông báo (I-797) về việc hồ sơ được chấp thuận cho người bảo lãnh.

Case number: Số hồ sơ.
Sau khi hồ sơ được chấp thuận tại USCIS, I-129F hay I-130 sẽ được chuyển qua NVC. Tại đây hồ sơ sẽ được cấp thêm một mã số mới đó là case number. Tùy theo quốc gia giải quyết visa của đương đơn, U.S. Embassies and Consulates Processing Immigrant Visas, mà case number sẽ có các ký tự khác nhau.

Giấy miễn thị thực

Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu:

a. Có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; Và

b. Có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Lưu ý: Giấy miễn thị thực có giá trị dài nhất là 05 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu hoặc giấy tờ cư trú của nước ngoài là 06 tháng.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Nguyên nhân khiến bạn bị từ chối visa định cư Mỹ

Có thể liệt kê ra một số nguyên nhân chính như sau:


1. Nguyên nhân về mặt kinh tế


Nguyên nhân kinh tế chủ yếu là chỉ người đăng ký không có cách nào chứng minh, bản thân sau khi nhập cảnh vào Mỹ không trở thành gánh nặng của công chúng Mỹ, hoặc là người tìm việc làm mà chưa nhận được giấy phép của Bộ lao động Mỹ. Mỗi một người đăng ký visa cần các cách thức khác nhau để chứng minh bản thân có đủ khả năng kinh tế, hoặc là có người thân tại Mỹ có đủ khả năng hỗ trợ về mặt kinh tế, hoặc là đã tìm được việc làm hợp pháp tại Mỹ, hoặc là có khoản tiền tiết kiệm tương đối lớn tại ngân hàng, hoặc là dùng các cách thức khác để chứng minh tình hình tài chính của bản thân.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Nối lại việc nhận con nuôi tại Việt Nam

Theo Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện theo qui trình Công ước La Hay về Con nuôi thông qua Chương trình Con nuôi Đặc biệt


Đại biện lâm thời Claire Pierangelo tại buổi lễ.

CDC Hoa Kỳ và Việt Nam đạt thỏa thuận mới nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu

Theo Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Hà Nội, Việt Nam - Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) và Bộ Y tế Việt Nam đã ký một thỏa thuận hợp tác mới trong 5 năm nhằm xây dựng một nền tảng mạnh mẽ hơn giúp Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho việc ngăn ngừa, phát hiện, và ứng phó với bệnh dịch. Thỏa thuận hợp tác này sẽ tăng cường quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào một số lĩnh vực an ninh y tế chủ chốt như trung tâm đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp, hệ thống thông tin và phòng xét nghiệm, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức con nuôi nước ngoài của Hoa Kỳ

Theo Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức con nuôi nước ngoài của Hoa Kỳ - Việc nhận con nuôi từ Việt Nam thông qua Chương trình Con nuôi Đặc biệt được khởi động vào ngày 16/9/2014.

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2014 –  Cơ quan Trung ương về Con nuôi của Việt Nam là Bộ Tư pháp đã thông báo về việc cấp giấy phép hoạt động cho hai tổ chức con nuôi của Hoa Kỳ để hoạt động trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Vào ngày 16/9, Bộ Tư pháp đã chính thức trao giấy phép cho đại diện của hai tổ chức Dillon International và Holt International Children’s Services đã được chọn để tiến hành chương trình con nuôi nước ngoài đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ từ năm tuổi trở lên và nhóm trẻ em là anh chị em ruột (gọi tắt là Chương trình Con nuôi Đặc biệt).  Sự kiện này cũng đánh dấu ngày Hoa Kỳ chính thức bắt đầu giải quyết các trường hợp nhận con nuôi từ Việt Nam theo qui trình của Công ước La Hay về Con nuôi Quốc tế qua Chương trình Con nuôi Đặc biệt.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp (P6)

Sau đây là loạt bài viết về Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp.

Mời quý vị xem tiếp Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5

50. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời trước khi người được bảo lãnh chính nhập cảnh vào Mỹ?
Trả lời:
Nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ thì đơn bảo lãnh sẽ bị thu hồi một cách tự động chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3). Điều này có nghĩa là nhân viên lãnh sự sẽ không thể cấp visa cho bất kỳ đương đơn nào có tên trong đơn bảo lãnh và sẽ phải gởi đơn bảo lãnh về cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

Nếu có những lý do nhân đạo có sức thuyết phục, nhân viên lãnh sự có thể đề nghị với USCIS cho phục hồi lại hồ sơ. Cách thứ hai là đương đơn liên hệ trực tiếp với văn phòng USCIS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh để xin cho phục hồi lại hồ sơ vì lý do nhân đạo. Nếu USCIS phục hồi lại hồ sơ, nhân viên lãnh sự sẽ liên hệ với đương đơn sau đó.

51. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời sau khi người được bảo lãnh chính đã nhập cảnh vào Mỹ?
Trả lời:
Việc những đương đơn đi kèm hội đủ tiêu chuẩn hay không để xin qua Mỹ với đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân dựa trên qui chế thường trú nhân hợp pháp của đương đơn chính chứ không dựa trên tình trạng của người bảo lãnh. Do đó, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân và có một hay những đương đơn phụ làm đơn xin qua Mỹ với đương đơn chính, thì những đương đơn phụ đó vẫn duy trì được tiêu chuẩn để qua Mỹ với đương đơn chính.

52. Chuyện gì sẽ xảy ra cho hồ sơ của những đương đơn phụ nếu đương đơn chính qua đời?
Trả lời:
Nếu người được bảo lãnh chính qua đời ở bất cứ thời điểm nào trước khi những đương đơn phụ di dân qua Mỹ thì nhân viên lãnh sự sẽ không thể nào cấp visa cho những đương đơn phụ. Việc xin phục hồi nhân đạo không áp dụng trong trường hợp này.

53. Sau khi được cấp visa, tôi có bao nhiêu thời gian để nhập cảnh vào Mỹ?
Trả lời:
Thông thường, thời gian hiệu lực của visa diện di dân hay diện hôn phu/hôn thê là 6 tháng. Bạn có 6 tháng để nhập cảnh vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa (thời hạn của thị thực sẽ giống với thời hạn của kết quả khám sức khoẻ của đương đơn). Những đương đơn diện K-3 được cấp visa có hiệu lực trong vòng hai năm.

Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp (P5)

Sau đây là loạt bài viết về Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp.

Mời quý vị xem tiếp Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 6

41. Nếu tôi được bảo lãnh diện người thân trực hệ thì tôi hội đủ điều kiện xin visa K-3 phải không?
Trả lời:
Không hẳn như vậy. Để có thể nộp đơn xin visa K-3, đơn bảo lãnh của bạn phải chưa được Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận.

42. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị từ chối visa di dân? Tôi có thể xin visa K-3 hay K-4 không?
Trả lời:
Không. Nếu bạn đã nộp đơn xin visa di dân và đã bị từ chối thì bạn không hội đủ điều kiện xin visa diện K.

43. Tại sao nhân viên lãnh sự không lấy tất cả giấy tờ của tôi? Tôi có trình tất cả ở nơi cửa sổ.
Trả lời:
Nhân viên lãnh sự sẽ thỉnh thoảng đưa giấy từ chối yêu cầu đương đơn nộp những giấy tờ mà đương đơn đã mang theo trong ngày phỏng vấn. Điều này xảy ra vì đương đơn cũng cần phải cũng cần phải cung cấp những thông tin khác mà đương đơn không có sẵn trong ngày phỏng vấn và nhân viên lãnh sự muốn duyệt xét tất cả cùng một lúc ở một thời điểm khác vì lý do hoặc là đương đơn gặp khó khăn trong việc tìm giấy tờ nhanh chóng hoặc là thông tin cung cấp ở dạng không thể lưu giữ ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán (thí dụ như một tập ảnh khổ lớn).

44. Tôi phải làm gì để có thể theo dõi hồ sơ bị gửi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)?
Trả lời:
Hồ sơ bị gửi trờ lại cho USCIS sẽ được gửi trở lại cho văn phòng nơi đã nhận đơn bảo lãnh lúc ban đầu. Thông thường, một vài tháng sau ngày phỏng vấn, văn phòng đó sẽ liên hệ với người bảo lãnh. Thời gian chờ đợi có thể lâu hơn tùy theo số lượng hồ sơ tồn đọng. Lúc đó, người bảo lãnh sẽ được yêu cầu bổ sung thông tin cho USCIS. Sau khi hồ sơ bị gửi trở lại cho USCIS, Bộ phận di dân thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM sẽ không làm gì khác thêm cả.

Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp (P4)

Sau đây là loạt bài viết về Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp.

Mời quý vị xem tiếp Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 5 | Phần 6

30. Tôi dự định kết hôn với một công dân Mỹ và qua Mỹ định cư. Tôi phải làm gì?
Trả lời:
Nếu hai người dự định kết hôn bên Mỹ thì người công dân Mỹ phải nộp đơn I-129F cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để bảo lãnh bạn theo diện K-1 (hôn phu/hôn thê). Sau khi USCIS chấp thuận đơn bảo lãnh, USCIS sẽ chuyển đơn cho Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ có thẩm quyền. Về cơ bản, visa diện hôn phu/hôn thê cho phép bạn nhập cảnh vào Mỹ để kết hôn. Bạn phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi đến Mỹ. Sau khi kết hôn xong, bạn phải nộp đơn cho USCIS để xin thay đổi tình trạng di trú. Trong thời gian này, bạn không được rời khỏi Mỹ cho đến khi hoàn tất tiến trình di dân và được chấp nhận cho thường trú tại Hoa Kỳ.

31. Tôi đã kết hôn với một công dân Mỹ và dự định di dân qua Mỹ. Tôi phải làm gì?
Trả lời:
Nếu bạn đã kết hôn và có ý định qua Mỹ định cư thì người hôn phối công dân Mỹ phải nộp đơn I-130 cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để nộp đơn bảo lãnh cho bạn theo diện người thân trực hệ.

32. Người hôn phu/hôn thê công dân Mỹ đang bảo lãnh cho tôi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi kết hôn?
Trả lời:
Nếu bạn muốn kết hôn tại Hoa Kỳ và ở lại định cư tại Hoa Kỳ sau khi kết hôn xong thì bạn cần phải xin visa diện hôn phu/hôn thê (Đơn bảo lãnh I-129F). Nếu bạn muốn kết hôn ngoài Hoa Kỳ rồi sau đó qua Hoa Kỳ định cư thì bạn cần phải xin visa di dân (Đơn bảo lãnh I-130).

33. Hôn phu/hôn thê của tôi và tôi sẽ không kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ. Họ có thể tiếp tục xin visa diện hôn phu/hôn thê không?
Trả lời:
Không. Nếu hai người không kết hôn với nhau trong vòng 90 ngày sau khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ, họ không thể tiếp tục tiến trình xin visa diện hôn phu/hôn thê.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp (P3)

Sau đây là loạt bài viết về Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp.


Mời quý vị xem tiếp Phần 1 | Phần 2 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6

21. Người bảo lãnh của tôi hiện đang về hưu hay thất nghiệp. Họ có cần phải nộp mẫu bảo trợ tài chánh I-864 không?
Trả lời:
Có. Tất cả người bảo lãnh phải chấp nhận trách nhiệm pháp lý về việc hỗ trợ tài chánh cho những thành viên gia đình mà họ bảo lãnh một khi những người này đến Mỹ. Bạn chấp nhận trách nhiệm này và trở thành người bảo trợ của những người thân của bạn bằng cách điền và ký tên trên mẫu bảo trợ tài chánh I-864 hay I-134 tùy theo loại visa.

Nếu người bảo lãnh của bạn không hội đủ điều kiện tài chánh cần thiết để làm người bảo trợ duy nhất, họ có thể nhờ người thân hay bạn bè làm người đồng bảo trợ. Những người đồng bảo trợ này cũng phải nộp mẫu bảo trợ tài chánh của chính họ. Xin lưu ý là những người đồng bảo trợ nộp mẫu I-864 chấp nhận cùng trách nhiệm pháp lý về việc hỗ trợ tài chánh cho những người được bảo lãnh.

22. Tôi đang sống dựa trên trợ cấp xã hội. Tôi có thể bảo lãnh người thân của tôi không?
Trả lời:
Với tư cách người bảo lãnh, bạn cần phải nộp mẫu I-864 cho dù hiện tại bạn không có lợi tức nào cả. Trợ cấp xã hội của bạn có thể tính vào lợi tức của bạn. Nếu bạn không hội đủ điều kiện tài chánh thì bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè của bạn làm người đồng bảo trợ.

23. Tôi là sinh viên học sinh. Tôi không cần phải khai thuế, đúng không?
Trả lời:
Nếu bạn đi làm trong lúc học, dù chỉ là đi làm bán thời gian, bạn có thể cần phải khai thuế. Bạn nên vào trang Web http://www.irs.gov của Internal Revenue Service (Sở thuế) để biết thêm chi tiết.

24. Tôi làm việc ngoài nước Mỹ. Tôi có cần phải khai thuế không?
Trả lời:
Công dân và thường trú nhân Mỹ làm việc ở nước ngoài cần phải khai thuế cho Sở thuế, khai báo lợi tức khắp nơi trên thế giới, mặc dù lợi tức nước ngoài không bị thuế Hoa Kỳ.

Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp (P2)

Sau đây là loạt bài viết về Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp.


Mời quý vị xem tiếp Phần 1 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6

11. Tôi có thể nhập cảnh vào Mỹ ở một thành phố khác với nơi tôi khai trong mẫu DS-260 (DS-230) không?
Trả lời:
Được. Người định cư có thể thay đổi chỗ ở và muốn nhận thẻ xanh, Số An Sinh Xã Hội ở địa chỉ khác so với form DS-260 đã khai trước đây.

Nếu dự định đổi chỗ ở tại Mỹ trước khi PV.
Trả lời:
Bạn phải chủ động nói với viên chứa PV bạn để họ vào DS-260 của bạn để sửa lại (cầm theo trang xác nhận DS-260).

Nếu đổi chỗ ở sau khi PV, sau khi có visa.
Trả lời:
Báo với Immigration Officer tại cửa khẩu nhập cảnh thì Immigration Officer sẽ vào DS-260 của bạn để sửa lại (cầm theo trang xác nhận DS-260) hoặc sẽ hướng dẫn bạn vào website của USCIS để đổi địa chỉ. Bạn nên làm càng sớm càng tốt, ngay sau khi về đến nhà.

Chú ý: Nếu bạn đổi địa chỉ mà không có giấy tờ chứng minh (không điền DS-230, hoặc AR-11) thì khi thẻ xanh bị thất lạc bạn sẽ phải nộp đơn I-90 và lệ phí $450.00 USD để xin thẻ xanh mới.


Visa di dân vào Mỹ - Một số câu hỏi thường gặp (P1)

Sau đây là những câu hỏi thường gặp trong diện visa di dân vào Mỹ mà tôi góp nhặt được. Các câu hỏi sẽ được cập nhật thường xuyên. Hy vọng chúng sẽ giải đáp một phần nào thắc mắc và giải tỏa nỗi lo âu của các bạn.


Mời quý vị xem tiếp Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6

1. Đơn bảo lãnh diện gia đình của tôi đã được chấp thuận. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
Trả lời:
Sau khi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận đơn bảo lãnh, USCIS sẽ chuyển đơn bảo lãnh được chấp thuận cho National Visa Center (NVC) ở Portsmouth, New Hampshire.

2. Vai trò của National Visa Center là gì?
Trả lời:
National Visa Center trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ giữ đơn bảo lãnh được chấp thuận cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết để được cấp visa bởi nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài. Đơn bảo lãnh có thể được lưu giữ tại National Visa Center trong vòng nhiều tháng hay nhiều năm tùy theo diện bảo lãnh và tùy theo quốc gia nơi sanh đẻ của đương đơn xin visa. Khi ngày ưu tiên của người được bảo lãnh sắp đến lượt được giải quyết, National Visa Center gửi cho người bảo lãnh hóa đơn 88 $ cho lệ phí xử lý mẫu đơn bảo trợ tài chánh I-864 (Affidavit of Support Under Section 213A of the Act) và gửi cho người được bảo lãnh mẫu đơn DS-3032 chỉ định người trung gian (Choice of Address and Agent). Sau khi nhận được lệ phí xử lý mẫu đơn I-864, National Visa Center sẽ gửi mẫu I-864 và hướng dẫn cho người bảo lãnh. Sau khi nhận được mẫu DS-3032 của đương đơn, National Visa Center sẽ gửi hóa đơn 404 $ lệ phí visa di dân cho người trung gian chỉ định trên mẫu DS-3032. Sau khi nhận được lệ phí visa di dân, National Visa Center sẽ gửi bộ Instruction Package for Immigrant Visa Applicants (Bộ hướng dẫn cho những đương đơn xin thị thực di dân) cho người trung gian.

Bạn hay người trung gian phải theo đúng những lời hướng dẫn trong bộ Instruction Package for Immigrant Visa Applicants. Nếu bạn hay người trung gian không làm đúng theo hướng dẫn thì hồ sơ của bạn có thể bị chậm trễ. Sau khi duyệt xét xong hồ sơ của bạn, National Visa Center sẽ lên lịch phỏng vấn và gửi thư báo ngày phỏng vấn cho bạn. Đồng thời, National Visa Center cũng sẽ chuyển hồ sơ của bạn cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.

3. Ngày ưu tiên là ngày gì?
Trả lời:
Ngày ưu tiên là ngày mà Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nhận được đơn bảo lãnh.

4. Làm sao tôi biết ngày ưu tiên của tôi?
Trả lời:
Ngày ưu tiên được ghi trên thư mang tên là Notice of Action mà USCIS gửi cho người bảo lãnh. Diện người thân trực hệ (người hôn phối của công dân Mỹ [IR-1, CR-1 hay K-3], con dưới 21 tuổi của công dân Mỹ [IR-2], cha mẹ của công dân Mỹ [IR-5]) và diện hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ (K-1) không có ngày ưu tiên vì không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa. Hầu như tất cả các diện khác đều có ngày ưu tiên.

Thường trú nhân - Quyền lợi và trách nhiệm

Các Quyền Và Trách Nhiệm Của Quý Vị


Là một thường trú nhân, những gì quý vị làm bây giờ có thể ảnh hưởng đến khả năng trở thành công dân Mỹ sau này. Quá trình trở thành một công dân Mỹ được gọi là nhập quốc tịch.

Là một thường trú nhân, quý vị có quyền:


• Sống và làm việc vô hạn định ở bất cứ nơi nào trên nước Mỹ.
• Nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ khi quý vị hội đủ điều kiện.
• Xin thị thực cho chồng hoặc vợ và con cái còn độc thân đến sống ở Hoa Kỳ.
• Xin hưởng tiền An Sinh Xã Hội (Social Security), tiền Phụ Cấp Bệnh Tật SSI (Supplemental Security Income), và tiền trợ cấp chăm sóc Y tế (Medicare), nếu quý vị hội đủ điều kiện.
• Sở hữu bất động sản trên nước Mỹ.

Trường hợp người bảo lãnh qua đời

Hỏi: Hồ sơ xuất cảnh định cư ở Mỹ diện F. Nếu người cha đứng tên bảo lãnh bị qua đời thì người mẹ có được tiếp tục thay cha đứng tên bảo lãnh hay không? Và hồ sơ có được giữ nguyên ngày ưu tiên?
Đáp:
- Theo luật di trú Hoa Kỳ không có luật chuyển tên từ người bảo lãnh này sang ngươì bảo lãnh khác vì bất cứ lý do gì mà vẫn giữ được ngày ưu tiên của I-130.

- Khi người bảo lãnh qua đơì hồ sơ sẽ bị đóng và trả về USCIS.

- Người được bảo lãnh có thể xin phục hồi đơn bảo lãnh, tuy nhiên thư xin phục hồi có được chấp thuận hay không còn tuỳ thuộc vào từng hồ sơ.

Phục hồi đơn bảo lãnh


Phục hồi đơn I-30 khi người bảo lãnh qua đời

Luật di trú Hoa Kỳ bắt buộc công dân hay thường trú nhân Mỹ mở đơn I-130 để bảo lãnh người thân theo diện định cư. Tuy nhiên, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ (hay con của những người góa vợ hay chồng đó) có thể tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình nếu họ chứng minh được hôn nhân của họ là thật. Theo luật mới ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2009, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ không cần phải kết hôn tối thiểu hai năm như trước nữa. Quyền tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình chấm dứt hai năm sau khi người bảo lãnh qua đời hay khi người hôn phối còn sống tái giá. Nếu người bảo lãnh nộp đơn I-130 cho người hôn phối trước khi qua đời, đơn bảo lãnh đó sẽ được xem như đơn bảo lãnh tự nộp. Xin lưu ý rằng con của người góa vợ hay góa chồng được đi kèm theo.