Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Thuật ngữ Di trú

Approved date: Ngày chấp thuận.
Ngày USCIS chấp thuận đơn bảo lãnh I-130. 
Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển qua NVC, đồng thời USCIS sẽ gửi một thư thông báo (I-797) về việc hồ sơ được chấp thuận cho người bảo lãnh.

Case number: Số hồ sơ.
Sau khi hồ sơ được chấp thuận tại USCIS, I-129F hay I-130 sẽ được chuyển qua NVC. Tại đây hồ sơ sẽ được cấp thêm một mã số mới đó là case number. Tùy theo quốc gia giải quyết visa của đương đơn, U.S. Embassies and Consulates Processing Immigrant Visas, mà case number sẽ có các ký tự khác nhau.

Giấy miễn thị thực

Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu:

a. Có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; Và

b. Có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Lưu ý: Giấy miễn thị thực có giá trị dài nhất là 05 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu hoặc giấy tờ cư trú của nước ngoài là 06 tháng.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Nguyên nhân khiến bạn bị từ chối visa định cư Mỹ

Có thể liệt kê ra một số nguyên nhân chính như sau:


1. Nguyên nhân về mặt kinh tế


Nguyên nhân kinh tế chủ yếu là chỉ người đăng ký không có cách nào chứng minh, bản thân sau khi nhập cảnh vào Mỹ không trở thành gánh nặng của công chúng Mỹ, hoặc là người tìm việc làm mà chưa nhận được giấy phép của Bộ lao động Mỹ. Mỗi một người đăng ký visa cần các cách thức khác nhau để chứng minh bản thân có đủ khả năng kinh tế, hoặc là có người thân tại Mỹ có đủ khả năng hỗ trợ về mặt kinh tế, hoặc là đã tìm được việc làm hợp pháp tại Mỹ, hoặc là có khoản tiền tiết kiệm tương đối lớn tại ngân hàng, hoặc là dùng các cách thức khác để chứng minh tình hình tài chính của bản thân.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Thường trú nhân - Quyền lợi và trách nhiệm

Các Quyền Và Trách Nhiệm Của Quý Vị


Là một thường trú nhân, những gì quý vị làm bây giờ có thể ảnh hưởng đến khả năng trở thành công dân Mỹ sau này. Quá trình trở thành một công dân Mỹ được gọi là nhập quốc tịch.

Là một thường trú nhân, quý vị có quyền:


• Sống và làm việc vô hạn định ở bất cứ nơi nào trên nước Mỹ.
• Nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ khi quý vị hội đủ điều kiện.
• Xin thị thực cho chồng hoặc vợ và con cái còn độc thân đến sống ở Hoa Kỳ.
• Xin hưởng tiền An Sinh Xã Hội (Social Security), tiền Phụ Cấp Bệnh Tật SSI (Supplemental Security Income), và tiền trợ cấp chăm sóc Y tế (Medicare), nếu quý vị hội đủ điều kiện.
• Sở hữu bất động sản trên nước Mỹ.

Phục hồi đơn I-30 khi người bảo lãnh qua đời

Luật di trú Hoa Kỳ bắt buộc công dân hay thường trú nhân Mỹ mở đơn I-130 để bảo lãnh người thân theo diện định cư. Tuy nhiên, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ (hay con của những người góa vợ hay chồng đó) có thể tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình nếu họ chứng minh được hôn nhân của họ là thật. Theo luật mới ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2009, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ không cần phải kết hôn tối thiểu hai năm như trước nữa. Quyền tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình chấm dứt hai năm sau khi người bảo lãnh qua đời hay khi người hôn phối còn sống tái giá. Nếu người bảo lãnh nộp đơn I-130 cho người hôn phối trước khi qua đời, đơn bảo lãnh đó sẽ được xem như đơn bảo lãnh tự nộp. Xin lưu ý rằng con của người góa vợ hay góa chồng được đi kèm theo.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Thủ tục Hải quan tại sân bay nước ngoài

1. Trường hợp quá cảnh (transit)

Nếu từ sân bay nơi bạn xuất phát không có đường bay thẳng đến nước bạn định đến, bạn phải quá cảnh, ví dụ: bạn đi từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, bạn sẽ quá cảnh tùy theo hãng máy bay, có thể là Taipei nếu đi máy bay của hãng China Airline hoặc Eva; HongKong nếu đi hãng Cathay Pacific Airline; Seoul nếu đi hãng Korea Airline; Tokyo nếu đi hãng United Airline...

• Xuống máy bay, mang theo hành lý xách tay. Bạn đi theo dòng người đi trước, chú ý đến cổng (gate) đã ghi trên vé máy bay để khỏi đi lạc. Các sân bay hiện đại thường có hành lang dẫn thẳng từ máy bay vào trong, các sân bay khác có thể dùng xe bus (buýt) đưa khách từ máy bay vào.

• Tại đây bạn và hành lý xách tay sẽ bị kiểm tra qua máy soi một lần nữa trước khi hải quan phi trường kiểm tra lại vé máy bay.

Những điều cần biết khi quá cảnh

Những chuyến bay quá cảnh luôn là nỗi ám ảnh của người lần đầu tiên đi máy bay. Sau đây là một vài bí quyết nhỏ giúp việc quá cảnh của khách hàng sẽ không còn là một nỗi ám ảnh mà đôi khi, chúng còn trở nên thú vị hơn!

Tìm hiểu thật kỹ càng thông tin tại phòng vé.

Thông thường, bạn mua được vé máy bay có cuộc hành trình thẳng và không phải quá cảnh thì đó là một điều đáng chúc mừng cho chuyến đi của bạn (mặc dù giá vé máy bay có rẻ hơn giá vé máy bay thẳng). Nhưng đôi khi vào mùa cao điểm hoặc từ sân bay nơi bạn xuất phát không có đường bay thẳng thì các đường bay có quá  cảnh sẽ là cứu cánh duy nhất trong lúc đó. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:


Việc tìm hiểu thông tin tại phòng vé là một điều cần thiết.

Thủ tục Xuất cảnh và Hải quan tại sân bay trong nước

Các bước quý vị cần lưu ý.

1. Chuẩn bị

Trước khi đến phi trường để làm thủ tục xuất cảnh, cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như: hộ chiếu (passport), thị thực (visa), vé máy bay, bộ hồ sơ Lãnh Sự Quán, phim phổi, các giấy phép liên quan đến hàng hóa, tiền, vàng, hài cốt, vật nuôi, quà tặng mang đi (nếu có).

2. Thủ tục

Đến ngày đi, cần có mặt ở sân bay trước 2-3 tiếng so với giờ bay ghi trong vé. Khi đến sân bay, trình passport và vé máy bay cho nhân viên sân bay để vào khu vực làm thủ tục. Sau đó, bạn vào quầy của hãng Hàng không làm thủ tục check-in.

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Đặc ân và phúc lợi

Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có cánh cửa học đường luôn luôn được mở rộng, sự mến chuộng cũng như khuyến khích cổ vũ của mọi thành phần sinh viên đạt được tiêu chuẩn của những chương trình giáo dục theo Bộ giáo dục Hoa Kỳ ấn định theo phương thức tự túc, đều được thu nhận một cách hợp pháp và dễ dàng đương nhiên được đến Hoa Kỳ du học.

Do vậy những sinh viên đủ mọi thành phần, từ khắp nơi trên thế giới tràn ngập và ồ ạc để được thụ huấn từ các chương trình Anh ngữ thực dụng, căn bản, cũng như trau chuốt bổ túc, sửa bài ôn học kỹ càng những kiến thức Anh ngữ đã được luyện học từ quê nhà cho đến theo đuổi các chương trình chuyên nghành trở thành một nghề nghiệp chuyên môn vững chắc và thành quả rất tuyệt vời. Biết Anh ngữ dễ tìm việc làm và có một nghề nghiệp lương cao và có một cuộc sống tốt đẹp hơn trên thế giới. Vì sự ưu đãi siêu Việt cộng với tinh thần giúp đỡ tận tâm với thành phần sinh viên ai cũng cưu mang giấc mộng có dịp may đến Hoa Kỳ theo đuổi con đường học vấn – một nền học vấn cao cấp nhất, hoàn hảo tuyệt vời nhất, thành quả hiệu năng xuất sắc nhất và luôn là mục tiêu tối thượng cho sinh viên tiến triển không ngừng.Để bù đắp lại tinh thần cần mẫn, ham học cho sinh viên, Hoa Kỳ đã ưu ái giúp đỡ phương tiện cho du học viên, những đặc ân quý giá cao cấp mà giá trị tương đương với một công dân Hoa Kỳ nội tại đang sinh sống trên đất Hoa Kỳ.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Quy trình đóng phí và lên cuộc hẹn phỏng vấn


1. Điền DS-160

2. Tạo tài khoản online (bằng địa chỉ email)

3. Vào tài khoản, điền các thông tin cá nhân, cung cấp mã vạch DS-160 để in ra giấy yêu cầu nộp phí.

4. Mang giấy này đến ngân hàng HSBC hoặc bưu điện để đóng phí. Sau khi nộp phí, sẽ nhận được 1 biên lai xác nhận nộp tiền, trên đó có ghi số tham chiếu CGI. Biên lai này rất quan trọng, không gì có thể thay thế được, không thể đặt lịch hẹn nếu không có số tham chiếu CGI. Mỗi hóa đơn đóng phí gắn liền với một người và không thể chuyển cho người khác, có giá trị 1 năm.

5. Một ngày sau khi thanh toán phí thì có thể đặt lịch hẹn phỏng vấn. Có thể đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc qua tổng đài 19006444. Sau khi hẹn phỏng vấn, chỉ có thể đổi lịch tối đa 3 lần. Sau 3 lần đó, sẽ phải đóng lại phí xin cấp thị thực khác.